Header Ads Widget

Viêm hang vị dạ dày: Nguyên nhân và triệu chứng

Là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết, viêm loét, ung thư dạ dày… viêm hang vị dạ dày có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính và có xu hướng trẻ hóa. Do đó mỗi người cần trang bị thông tin về căn bệnh này để phòng bệnh hiệu quả cũng như điều trị đúng cách.

Tìm hiểu về viêm hang vị dạ dày

Khi niêm mạc hang vị bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, dịch vị dư thừa, thức ăn hoặc những tác nhân gây hại khác làm xuất hiện các vết thương, tình trạng này gọi là viêm hang vị dạ dày.

Nếu không điều trị kịp thời sẽ hình thành viêm loét nguy hiểm.



Chức năng của hang vị dạ dày

Hang vị đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Sau khi thức ăn được đẩy đến phần thân vị tức phần phình to nhất của dạ dày sẽ di chuyển đến hang vị. 

Lúc này nhu động ruột sẽ đẩy chất dinh dưỡng và thức ăn không tiêu hóa được với một lực cực lớn đến tá tràng và ruột non.

Lúc này hang vị sẽ đóng lại để tránh gây tổn thương cho hai bộ phận này, sẽ mở ra khi quá trình tiêu hóa hoàn tất, cho phép thức ăn đi qua và chuyển sang hấp thụ các chất dinh dưỡng. 

Bên cạnh đó, hang vị cũng tham gia và hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn.

Vị trí của hang vị dạ dày

Dạ dày có cấu tạo gồm tâm vị, đáy vị, thân vị, môn vị, thành trước dạ dày, thành sau, bờ cong vị lớn, bờ cong vị bé.

Hang vị dạ dày nằm gần cuối dạ dày, ở trước môn vị và là phần tiếp nối của thân vị chạy sang bên phải. 

Nguyên nhân viêm hang vị dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân gây loét hang vị dạ dày, có thể kể đến các yếu tố nguy cơ sau: 

- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp): Khoảng 10-20% trong số những người bị H. pylori xâm chiếm phát triển thành loét dạ dày tá tràng và đau dạ dày. 

- Thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, đặc biệt ở người lớn tuổi sẽ làm quá trình tổng hợp prostaglandin có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, dẫn đến loét dạ dày tá tràng.

(Xem thêm: Thuốc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ)

- Stress kéo dài, trần cảm có ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết acid trong dạ dày cũng tác động tiêu cực đến kết quả điều trị hang vị dạ dày.

- Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Bên cạnh đó còn kích thích cơ chế để tiết ra nhiều cortisol làm tăng nguy cơ loét dạ dày và gây đề kháng với điều trị. 

- Ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Ăn nhiều các món chua, cay, nóng, lạnh, cứng, khó tiêu…

Triệu chứng viêm hang vị dạ dày thường gặp

Các triệu chứng viêm niêm mạc hang vị dạ dày rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác của hệ tiêu hóa, nhất là đau dạ dày. Vì vậy khi phát hiện có triệu chứng cần thăm khám sớm để chẩn đoán kịp thời. Những dấu hiệu đặc trưng khi mắc hang vị dạ dày bao gồm: 

- Ăn uống khó tiêu.

- Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng.

- Phân có màu đen.

- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn.

- Vùng bụng có cảm giác đau, nóng rát.

- Có thể đau ở vùng rốn từ đau nhẹ tới đau dữ dội.

Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện sớm, loét hang vị dạ dày lâu ngày sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng khó lường: 

- Xuất huyết tiêu hóa trên: Là biến chứng thường gặp nhất.

- Thủng hoặc dò ổ loét: Xảy ra phổ biến sau chảy máu, thường khởi đầu bằng cơn đau dữ dội.

- Hẹp môn vị: Có biểu hiện đau vùng thượng vị, nổi gò vùng thượng vị. Hoặc nôn ra thức ăn cũ.

- Ung thư hóa: Tỉ lệ ung thư hóa khoảng từ 5-10% và thời gian loét kéo dài trên 10 năm.

Nguồn: DauDaDay.net