Header Ads Widget

Người đau dạ dày nên kiêng ăn gì?

Một trong những điều phiền toái mà những người mắc bệnh dạ dày phải đối mặt hàng ngày đó là luôn phải đắn đo trong việc lựa chọn đồ ăn thức uống. Dạ dày là nơi chứa thức ăn nên hẳn nhiên những thức ăn đưa vào cơ thể sẽ trực tiếp ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến bộ phận này.

Đau dạ dày nên ăn gì? - Những thực phẩm tốt cho dạ dày

Các nhóm thực phẩm dưới đây đều là những loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe nói chung. Bổ sung thường xuyên các loại thực phẩm này trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày không chỉ hỗ trợ điều trị tốt bệnh đau dạ dày mà còn có tác dụng ngăn ngừa và phòng chống bệnh tái phát.

Thực phẩm giàu đạm, ít béo

Người bị đau dạ dày cần tìm tới những nguồn protein lành mạnh để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng cho các tế bào thành dạ dày. Cá, thịt thăn lợn, trứng là những nguồn protein dồi dào, ít béo, rất tốt cho những bệnh nhân bị đau dạ dày.

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ hầu như không có giá trị dinh dưỡng nhưng lại là thành phần rất quan trọng cho sức khỏe của chúng ta; trong đó có vai trò đặc biệt đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Thực phẩm giàu chất xơ thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn và giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi cho người bị đau dạ dày.

Tuy nhiên, các bệnh nhân cần lưu ý rằng chỉ nên dung nạp chất xơ với lượng vừa phải, sử dụng quá nhiều có thể khiến tình trạng khó tiêu, táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm có chứa Probiotic

Probiotic là nguồn lợi khuẩn, khi dung nạp vào cơ thể sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, củng cố sức khỏe của dạ dày và đường ruột nói chung. Loại thực phẩm giàu probiotic điển hình mà người bị đau dạ dày nên sử dụng là sữa chua. Lượng sữa chua được khuyên dùng cho người bệnh là từ 100-150g mỗi ngày. Nên dùng sau bữa ăn khoảng 1 giờ là tốt nhất và tránh ăn khi đói.

Kim chi hay dưa muối cũng chứa các lợi khuẩn probiotic, tuy nhiên, người đau dạ dày lại cần tránh những loại thực phẩm lên men này.

Thực phẩm giàu Omega 3

Đau dạ dày ăn gì tốt? Thực phẩm giàu omega 3 là một trong những ứng cử viên hàng đầu. Omega 3 là chất béo lành mạnh cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, hơn nữa nó còn có tác dụng tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng và kháng viêm cho cơ thể. Chính vì vậy, sử dụng thực phẩm giàu omega 3 giúp người bị đau dạ dày bớt mệt mỏi, căng thẳng và thúc đẩy các vết viêm loét dạ dày hồi phục nhanh chóng nhất.

Một số loại thực phẩm giàu omega 3 điển hình có thể kể đến là: cá hồi, dầu ô liu, dầu hướng dương, hạt óc chó, hạt lanh…

Thực phẩm giàu vitamin

Vitamin tham gia vào quá trình tiêu hóa với vai trò như một chất xúc tác, đồng thời là thành phần thiết yếu cấu tạo nên các tế bào. Vì vậy, thực phẩm giàu vitamin có vai trò quan trọng giúp hệ tiêu hóa của người bị bệnh dạ dày hoạt động khỏe mạnh hơn, khả năng miễn dịch tốt hơn; đồng thời giúp quá trình tái tạo tế bào và làm lành những tổn thương ở niêm mạc dạ dày diễn ra nhanh chóng hơn.

Sử dụng đa dạng các loại rau xanh và hoa quả trong bữa ăn hàng ngày là một cách đơn giản và hiệu quả để bổ sung nguồn vitamin tự nhiên cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân bị đau dạ dày nên tránh những loại thực phẩm giàu vitamin C, có tính axit cao như cam chua, xoài chua… Những loại thực phẩm này kích thích dạ dày co thắt và tiết dịch vị làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng đau dạ dày.

Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa

Các bệnh nhân đang băn khoăn ăn gì trị đau bao tử cũng không nên bỏ qua nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Sử dụng loại thực phẩm này giúp giảm đáng kể các triệu chứng đau rát dạ dày, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và giúp ích cho quá trình hồi phục của những tổn thương và viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày.

Một số loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa người bị đau dạ dày nên sử dụng là: cà rốt, đu đủ (chứa beta-carotene), nghệ (chứa curcumin), bông cải xanh, táo (chứa flavonoid)...

Thực phẩm có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn

Các loại thực phẩm có chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên như gừng, nghệ, mật ong… rất tốt cho người bị đau dạ dày. Sử dụng các loại thực phẩm này thường xuyên giúp ức chế các vị khuẩn có hại trong dạ dày, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm lan rộng và thúc đẩy các vết viêm loét nhanh chóng hồi phục.

Thực phẩm có khả năng thấm hút axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày

Axit dạ dày dư thừa là nguyên nhân gây ra trào ngược và bào mòn niêm mạc dạ dày gây viêm loét. Các loại thực phẩm như bánh mì, bánh quy và các thực phẩm giàu tinh bột đều có khả năng thấm hút axit dư thừa vào bao bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bệnh nhân bị đau dạ dày khi sử dụng các loại thực phẩm này sẽ cảm thấy dịu dạ dày và nhanh chóng giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

Đau dạ dày nên kiêng gì?

Bên cạnh lựa chọn những thực phẩm tốt cho dạ dày, người bệnh cần phòng tránh một số thực phẩm như:

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Những thực phẩm này ảnh hưởng đến quá trình niêm mạc dạ dày phục hồi. Hơn nữa, thực phẩm này khó tiêu, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó bạn nên hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ đặc biệt là mỡ động vật, đồ chiên nướng,...

Không nên sử dụng đồ ăn quá nóng hay quá lạnh

Bạn nên sử dụng thực phẩm nhiệt độ từ 25-30 độ là tốt nhất. Nếu sử dụng thực ăn nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây kích ứng và khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

Không sử dụng rượu bia, đồ uống có gas, chất kích thích

Người bệnh tuyệt đối không sử dụng rượu, chia, cà phê, thuốc lá,... Những thực phẩm này làm chậm quá trình niêm mạc dạ dày phục hồi, gây viêm loét và khiến viêm loét tổn thương nặng hơn.

Bạn nên hạn chế thực phẩm chứa axit nguy hại như dưa muối, xoài, cà chua,... Bởi những thực phẩm này chứa nhiều axit có thể gây viêm loét và tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn

Hạn chế sử dụng các loại đậu

Thành phần fodmaps trong đậu có thể gây ra tình trạng ợ hơi, đầy bụng khó tiêu cho bệnh nhân đau dạ dày.

Hạn chế đô ăn cay nóng

Những đồ ăn cay nóng chứa nhiều tiêu ớt khiển nồng độ axit dạ dày tăng cao, tình trạng viêm loét nghiêm trọng hơn. Nên bệnh nhân đau dạ dày nên hạn chế những gia vị trên.

Thực phẩm chứa đường

Đồ ăn nhiều đường (nước ngọt, kẹo, sô cô la,... ) làm gia tăng cảm giác buồn nôn, đầy bụng và khó chịu ở dạ dày.

Lưu ý về chế độ ăn cho người bị đau dạ dày

Khi lựa chọn những thực phẩm nên ăn, và phòng tránh những thực phẩm không tốt cho dạ dày, người bệnh cần chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp điều trị bệnh hiệu quả và tăng cường sức khỏe.

- Ăn uống đúng giờ: Bạn nên ăn uống đúng giờ, không để bụng quá no hay quá đói

- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày: Ngoài 3 bữa chính, bệnh nhân đau dạ dày nên bổ sung 2-3 bữa phụ giúp không để dạ dày rỗng và thường xuyên có thức ăn để trung hòa. Tuy nhiên bạn không nên ăn vào ban đêm.

- Ăn chậm nhau kỹ: Hành động này giúp gia tăng bài tiết nước bọt và giảm gánh nặng cho dạ dày và giúp hệ tiêu hóa tốt hơn

- Nên ăn thức ăn mềm: Bệnh nhân đau dạ dày, nên sử dụng những đồ ăn đã nấu chín, ninh nhừ, món luộc hay hấp để quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

- Bổ sung nhiều nước: Bạn cần bổ sung 2-2,5 lít nước hằng ngày giúp tăng cường sức khỏe và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Gợi ý thực đơn cho người đau dạ dày tròn 1 tuần

Bạn tham khảo thực đơn tốt cho dạ dày và giàu chất dinh dưỡng dưới đây:

Thực đơn số 1:

- Bữa sáng: Cháo thịt bằm + 1 ly sữa

- Bữa trưa: Cơm + thịt băm sốt cà chua + bí đao luộc + trứng rán + hoa quả

- Bữa tối: Cơm + cá kho + thịt băm viên hấp + rau luộc (rau cải, rau bắp cải) + hoa quả

Thực đơn số 2:

- Bữa sáng: Phở bò hoặc phở thịt băm

- Bữa trưa: Cơm + đậu phụ sốt cà chua, + cá quả hấp sả + rau luộc + hoa quả

- Bữa tối: Cơm + Thịt gà kho + canh bí đỏ + hoa quả

Thực đơn số 3:

- Bữa sáng: Bánh mì + sữa

- Bữa trưa: Cơm + thịt lợn luộc + canh + trứng gà + hoa quả

- Bữa tối : Cơm + thịt bò kho + canh khoai tây hầm + tôm rang

Chế độ ăn dinh dưỡng khoa học là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh, bời giúp quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên để chấm dứt bệnh hoàn toàn thì thuốc điều trị đóng vai trò quyết định.

Ngoài ra người bệnh cần lưu ý:

- Khi nhận biết dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần thăm khám điều trị sớm và đúng cách tránh bệnh tình kéo dài dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

- Sau khi ăn, nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng để hỗ trợ tiêu hóa; hạn chế vận động mạnh hay làm việc hoặc đi nằm ngay.

- Xây dựng thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, duy trì vóc dáng. Điều này rất có ích trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.

- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để giải tỏa áp lực công việc; tránh tình trạng căng thẳng, lo âu thường xuyên gây hại cho dạ dày và hoạt động của các cơ quan tiêu hóa.

Nguồn: DauDaDay.net